© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Thông tin đề thi

Đề thi học kì II, môn Tiếng việt 4 (04)

  • : 21
  • : 30 phút

Kiểm tra cuối học kỳ II
Môn: Tiếng việt 4

Đọc thầm đoạn văn
HOA TÓC TIÊN
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình…
                                                                                         Theo Băng Sơn

Câu 1: Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu?

Câu 2: Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì?

Câu 3: Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì?

Câu 4: Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến những điều gì?

Câu 5: Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng những giác quan nào?

Câu 6: Dòng nào dưới đây là những đồ dùng cần thiết cho cuộc thám hiểm:

Câu 7: Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen” là:

Câu 8: Câu: “Cuộc đời tôi rất bình thường.” là kiểu câu:

Câu 9: Những từ nào gần nghĩa với từ “dũng cảm”: Gan dạ, anh dũng, can đảm, quyết thắng, quả cảm, anh hung, mưu trí, kiên cường.

Đọc thầm bài sau
Ê-đi-xơn và bà mẹ
Hôm đó, Ê-đi-xơn vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà đau bụng dữ dội. Bố bận đi làm. Khi chị Ta-ni-a về, mẹ thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ.
Bác sĩ đến khám bệnh và cho biết: bà đang đau ruột thừa, phải mổ ngay, chờ đến sáng thì muộn quá. Nhưng trời cứ tối dần, mà dưới ánh đèn dầu thì làm sao mổ đượ Thấy bác sĩ lo lắng, Ê-đi-xơn hỏi ông:
Thưa bác sĩ, nếu thắp tất cả đèn dầu lên để mổ thì có được không ạ?
Không được vì không đủ ánh sáng, mổ như thế nguy hiểm lắm.
Ê-đi xơn ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dứt trong lòng. Đột nhiên, cậu bé nhìn thấy ánh đèn sáng chói phản chiếu từ mảnh sắt tây trên tủ. Một tia sáng lóe lên rong đầu cậu : "Sao không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hóa về và cho phản chiếu thật nhiều ánh đèn cho sáng hơn?". Thế là cậu liền chạy ngay đi mượn tấm gương lớn. Lát sau, tất cả đèn dầu trong nhà được thắp sáng và đặt trước gương. Xong xuôi, cậu sang phòng bên, gặp bác sĩ và tự hào nói:
Thưa bác sĩ, đã có đủ ánh sáng rồi ạ! Mời bác sang xem.
Bác sĩ sang phòng bên nhìn ánh đèn, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên:
Cháu làm thế nào mà tài thế, hỡi cậu bé thông minh! Bác sẽ bắt đầu ngay!
Rạng sáng thì mổ xong. Bà mẹ thoát khỏi tay thần chết. Ê-đi-xơn cứu được mẹ nhờ sáng kiến của mình.
                                                                      Theo cuốn Ê-đi-xơn - NXB Kim Đồng, 1977

Câu 10: Câu chuyện có những nhân vật nào?

Câu 11: Bà mẹ trong câu chuyện rơi vào tình trạng ra sao?

Câu 12: Ê-đi-xơn đã nghĩ ra sáng kiến gì giúp bác sĩ cứu sống mẹ?

Câu 13: Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm nổi bật của cậu bé Ê-đi-xơn?

Câu 14: Câu: "Cháu làm thế nào mà tài thế, hỡi cậu bé thông minh!" thể hiện cảm xúc gì của bác sĩ?

Câu 15: Từ nào cùng nghĩa với từ thông minh?

Đọc đoạn văn
Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
Vượt Đại Tây Dương Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.
Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.
Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dan đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.
Những thủy thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thủy thủ sống sót cập bờ biển Tây Ban Nh
Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
                                                                                     Theo Trần Diệu Tấn và Đỗ Thái

Câu 16: Đoàn thám hiểm xuất phát vào ngày, tháng, năm nào? 

Câu 17: Hạm đội do ai chỉ huy? 

Câu 18: Câu "Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ" thuộc câu kể nào? 

Câu 19: Nhiệm vụ của hạm đội Ma-gien-lăng là:

Câu 20: Thái Bình Dương là một vùng biển:

Câu 21: Đoàn thám hiểm còn lại bao nhiêu người cập bờ biển Tây Ban Nha? 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây