© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Thông tin đề thi

Đề thi học kì II, môn Tiếng việt 5

  • : 33
  • : 30 phút

Kiểm tra cuối học kỳ II
Môn: Tiếng việt 5

Đọc thầm và làm bài tập:
Đôi tai của tâm hồn.
Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữ.Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!” - Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.“Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?
                                                                               Hoàng Phương 
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 

Câu 1: Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên bởi vì:

Câu 2: Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì?

Câu 3: Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì?

Câu 4: Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện?

Câu 5: Nguyên nhân nào trong các nguyên nhân sau khiến cô bé trở thành một ca sĩ?

Câu 6: Từ “hay” trong câu “Cháu hát hay quá!” là tính từ, động từ hay quan hệ từ?

Câu 7: Dấu gạch ngang sau có tác dụng gì?
Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô.

Câu 8: Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. 
Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách?

Đọc thầm bài văn sau:
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi.
Cho nên, những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.
Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.
Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyển từ bụi nọ sáng bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
                                                                                        Ngọc Giao

Câu 9: Tên gọi nào phù hợp nhất với nội dung bài văn?

Câu 10: Trong bài văn trên tác giả tập trung tả chú họa mi về:

Câu 11: Câu nào dưới dây là câu ghép?

Câu 12: Dòng nào dưới dây liệt kê đầy đủ những từ ngữ trong bài miêu tả tiếng hót của chim họa mi?

Câu 13: Những câu văn nào sử dụng nhân hóa để tả họa mi hót?

Câu 14: Sự thay thế cụm từ “chim họa mi bằng cụm từ “nhạc sĩ giang hồ không tên tuổi ấy” có tác dụng gì?

Câu 15: Câu văn “Cho nên, những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây” có sử dụng biện pháp nào?

Câu 16: Hai câu trong đoạn 2 được liên kết với nhau bằng cách nào?

Câu 17: Trong câu “tiếng hót có khi êm đềm có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây” dấy phẩy có tác dụng gì?

Câu 18: Trong câu: “nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyển từ bụi nọ sáng bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi” có mấy vị ngữ?

Đọc và trả lời câu hỏi
Công việc đầu tiên 
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trướ Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói :Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc
Em không biết chữ nên không biết giấy gì.Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh B Anh tôi khen:Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!

                                                  Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định 

Câu 19: Anh Ba chuẩn hỏi Út có dám rải truyền đơn không?

Câu 20: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?

Câu 21: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

Câu 22: Vì sao chị Út muốn thoát li?

Câu 23: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

Câu 24: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?”

Câu 25: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì?

Đọc thầm bài: “Chim họa mi hót” (TV lớp 5 tập 2 trang 123)
CHIM HỌA MI HÓT
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
                                                                          (Theo Ngọc Giao) 
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau: 

Câu 26: Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào?

Câu 27: Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì?

Câu 28: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau:Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.Chủ ngữ

Câu 29: Vị ngữ

Câu 30: Trạng ngữ

Câu 31: Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy ?

Câu 32: Dấu phẩy trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng :

Câu 33: Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là:

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây