© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Thông tin đề thi

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8, Bài 26: Chiếu dời đô

  • : 10
  • : 10 phút
Trắc nghiệm Ngữ Văn 8, Bài 26: Chiếu dời đô

Trắc nghiệm miễn phí Ngữ Văn 8, Bài 26: Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải chăng các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng của mình, khinh thường mệnh trời không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tân của đất nước; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mài thoáng Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhát của đế vương muôn đời.

Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
(Lý Công Uẩn, Trong thơ văn Lí - Trần, tập I, NXB KHXH, Hà Nội, 1977)

Câu 1: Lý Thái Tổ là vị vua đầu tiên của triều đại nào dưới đây trong lịch sử Việt Nam?

Câu 2: Câu nào dưới đây nói đúng về thể loại “Chiếu”?

Câu 3: Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ đã đưa kinh đô cua nước ta từ đâu dời về đâu?

Câu 4: Sự kiện Lý Công Uẩn dời đô diễn ra vào năm nào?

Câu 5: Câu nào dưới đây thể hiện rõ mục đích trong việc dời đô của vua Lý Thái Tổ?

Câu 6: Câu nào dưới đây nói lên vị thế thuận lợi của kinh đô mới trong việc phát triển đất nước?

Câu 7: Câu nào dưới đây diễn tả đúng nghĩa của từ “Thắng địa” trong “Chiếu dời đô”?

Câu 8: Câu nào dưới đây cho thấy hành động dời đô của Lý Thái Tổ không phải là việc làm tuỳ tiện?

Câu 9: “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ phân ánh khát vọng gì của nhân dân Đại Việt?

Câu 10: “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với mọi người dân là vì lý do nào?

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây