© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Thông tin đề thi

Trắc nghiệm Văn 8, bài 27: Hịch tướng sĩ

  • : 10
  • : 10 phút
Trắc nghiệm Văn 8, bài 27: Hịch tướng sĩ

Trắc nghiệm trực tuyến Ngữ Văn 8, bài 27: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

... Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lười cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.

Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này bị nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tiếng xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách mày, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.
 
(Trần Quốc Tuấn, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X - thế kỷ XVII, NXB Văn học, Hà Nội, 1976).

Câu 1: Câu nào dưới đây không nói về thể loại “hịch”?

Câu 2: Bài “Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết vào thời gian nào?

Câu 3: Đặc điểm nổi bật của thế loại “hịch” là gì?

Câu 4: Kết câu của một bài “hịch” thường bao gồm mấy phần?

Câu 5: Phần kết luận của mỗi bài “hịch” thường nêu lên những vấn đề gì?

Câu 6: Bài “Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết nhằm mục đích gì?

Câu 7: Trong phần đầu của bài “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương trong Bắc sử nhằm mục đích gì?

Câu 8: Trong đoạn cuối của bài “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn yêu cầu các tướng sĩ thực hiện điều gì?

Câu 9: Câu nào dưới đây thể hiện rõ dụng ý của Trần Quốc Tuấn khi cho rằng: “...ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”?

Câu 10: Câu nào dưới đây thể hiện rõ nhất lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn?

  Ý kiến bạn đọc

  • quanganh
    tôi nghĩ nên cho người làm biết họ sai ở đâu và có thể cải thiện trong tương lai
      quanganh   12/03/2022 21:42
Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây