© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Thông tin đề thi

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8, Bài 31: Đi bộ ngao du

  • : 10
  • : 7 phút
Trắc nghiệm Ngữ Văn 8, Bài 31: Đi bộ ngao du

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8, Bài 31: Đi bộ ngao du - Ru-xô.

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, lối đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan; một mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản. Bất cử đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đây. Hễ lúc nào tôi thấy chán, tôi bỏ đi luôn. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem xét tất cả những gì mà con người có thể xem; và chỉ phụ thuộc vào bản thân tôi, tôi hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hương thụ. Nếu do thời tiết ấu không đi bộ được và thấy chán rồi, lúc đó tôi đi ngựa. Nếu tôi mệt... nhưng Ê-min có mệt gì lắm đâu; em to khỏe; và sao em lại mệt được cơ chứ, em chẳng hề vội vã. Nếu em dừng lại, làm sao em có thể chán được, ở chốn nào em cũng có những thứ để giải trí. Em vào nhà một người thợ, em làm việc; em vận động hai cánh tay để cho đói bàn tay nghỉ ngơi.
Đi bộ ngao du là đi như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go. Tôi khó lòng hiểu nổi một triết gia có thể quyết định ngao du cách khác mà không xem xét những tài nguyên mình giẫm chân lên và trái đất phô bày phong phú ra trước mắt. Ai là người yêu mến nông nghiệp chút ít mà lại không muốn biết các sản vật đặc trưng cho khí hậu những nơi mình đi qua và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy? Ai là người có chút ít hứng thú với tự nhiên học mà lại có thể quyết định đi ngang một khoảnh đất mà không xem xét nó, một lèn đá mà không ghè vài mẩu, những quả núi mà không sưu tập hoa lá, những hòn sỏi mà không tìm các hoá thạch! Những triết gia phòng khách của các ngài nghiên cứu tự nhiên học trong các phòng sưu tập; họ có các thứ linh tinh; họ biết gọi tên nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự nhiên cả. Nhưng phòng sưu tập của Ê-min thì phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa; phòng sưu tập ấy là cả trái đất. Nơi đây, mỗi vật đều ở đúng chỗ của nó; nhà tự nhiên học làm công việc chăm sóc đã sắp xếp mọi thứ đâu ra đấy. Đô-băng-tông chắc cũng không thể làm tốt hơn.
Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tặng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ, còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm nhưng khi ta chỉ muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.
(Ru-xô, Ê-min hay về giáo dục, Pa-ri, 95)

Câu 1: Ru-xô là nhà văn, nhà triết học nổi tiếng nước nào?​​​​​
 

Câu 2: Nội dung chính của tiểu thuyết “Ê-min hay về giáo dục “ là gì?

Câu 3: Nhân vật Ê-min trong đoạn trích “Đi bộ ngao du” đang ở lứa tuổi nào?

Câu 4: Luận điểm nào được Ru-xô đề cập đến trong đoạn đầu tiên của văn bản “Đi bộ ngao du”?

Câu 5: Theo Ru-xô, người đi bộ ngao du chịu tác động của yếu tố nào?

Câu 6: Trong đoạn thứ hai của văn bản “Đi bộ ngao du”, tác giả đã để cập đến vấn đề gì?

Câu 7: Trong đoạn thứ hai của văn bản “Đi bộ ngao du”, Ru-xô đả phê phán ai?

Câu 8: Luận điểm nào dưới đây không có trong văn bản “Đi bộ ngao du” của Ru-xô?

Câu 9: Qua đoạn trích “Đi bộ ngao du”, có thể thấy tác giả Ru-xô là người thế nào?

Câu 10: Trong đoạn trích “Đi bộ ngao du”, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây