© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Thông tin đề thi

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8, Bài 30: Thuế Máu

  • : 10
  • : 10 phút
Trắc nghiệm Ngữ Văn 8, Bài 30: Thuế Máu

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8, Bài 30: Thuế Máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) - Nguyễn Ái Quốc.

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

I. CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI BẦN XỨ
Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An- nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng họ đã phải trả bằng một cái giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các chiến trường châu Âu. Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thông chế.
Cuối cùng, ở hậu phương, những người làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn “bô-sơ”, nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; đằng nào cũng thế thôi, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy.
Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.
 
(Nguyễn Ái Quốc, Bản án chế độ thực dân Pháp, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995).

 

Câu 1: Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được Nguyễn Ái Quốc viết trong thời gian nào?

Câu 2: Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản lần đầu tiên vào thời gian nào và ở đâu?

Câu 3: Tác phẩm “Bản an chế độ thực dân Pháp” bao gồm bao nhiêu chương, phần?

Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về tác phẩm “Bản án chế độ thực dân pháp” của Nguyễn Ái Quốc?

Câu 5: Đoạn trích “Thuế máu” nằm trong chương nào của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”?

Câu 6: Sự ra đời của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” có tác dụng như thế nào?

Câu 7: Theo Nguyễn Ái Quốc, nguyên nhân chính của việc bọn quan cai trị thực dân thay đổi thái độ đối với dân thuộc địa là gì?

Câu 8: Câu nào dưới đây cho thấy số lượng người bản xứ chết trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa do bọn thực dân khởi xướng?

Câu 9: Câu nào dưới đây thể hiện số phận bi thảm của người dân thuộc địa khi bị bọn thực dân bắt ra thuộc địa?

Câu 10: Giọng điệu chủ yếu trong đoạn trích “Thuế máu” là gì?

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây