© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Thông tin đề thi

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8, Bài 6: Cô bé bán diêm

  • : 10
  • : 10 phút

TRẮC NGHIỆM MIỄN PHÍ
MÔN: NGỮ VĂN 8
BÀI 6: CÔ BÉ BÁN DIÊM
TÁC GIẢ: AN-ĐÉC-XEN

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà ! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân leo quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắc nhiếc, chửi rủa.

Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi lại vào chút ít.

Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.

Tuy nhiên em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.

Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác, sát mái nhà và, mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.

Chà ! Giá quẹt một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt…

Que diêm tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biết mất.

Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về với Thượng đế.

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.

Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!.” Nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.


(An-đéc-xen. Truyện An-đéc-xen, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1963).

Câu 1: An-đéc-xen là nhà vật nổi tiếng của nước nào?

Câu 2: Truyện của An-đéc-xen nổi tiếng nhất là viết cho đối tượng nào?’-

Câu 3: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố hiện thực trong truyện “Cô bé bán diêm”?

Câu 4: Câu nào sau đây thể hiện đúng nhất về tính chất của truyện “Cô bé bán diêm”?

Câu 5: Nội dung được đề cập trong truyện ngắn “Cô bé bán diêm” là gì?

Câu 6: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng để làm nổi bật hoàn cảnh của cô bé trong truyện ngắn “Cô bé bán diêm”?

Câu 7: Đặc điểm nổi bật nhất làm nên thành công trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả là:

Câu 8: Trong truyện, mỗi lần quẹt diêm là một mộng tưởng xuất hiện trong cô bé nhưng các mộng tưởng này đều kết thúc khi:

Câu 9: Chi tiết nào ở đầu đoạn trích cho chúng ta thấy nỗi cô đơn, thống khổ của cô bé bán diêm?

Câu 10: Cảm xúc và tư tưởng chủ đạo mà tác giả An-đéc-xen gởi gắm trong tác phẩm này là gì?

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây