© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Thông tin đề thi

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8, Bài 1: Tôi đi học

  • : 10
  • : 10 phút

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8
BÀI 1 - TÔI ĐI HỌC
TÁC GIẢ: THANH TỊNH

Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

      Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mênh mang của buổi tựu trường.
      Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
      Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
      Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.
      Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
      Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
– Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
      Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:
– Thôi để mẹ nắm cũng được.
      Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
      Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
      Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
      Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ . Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
      Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
      Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

(Thanh Tịnh, Tổng tập văn học Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1981).

Câu 1: Truyện ngắn “Tôi đi học” nằm trong tập truyện nào của tác giả Thanh Tịnh?

Câu 2: Truyện ngắn “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh là sự kết hợp hài hòa giữa:

Câu 3: Nhân vật chính mà tác giả Thanh Tịnh làm nổi bật trong đoạn trích trên là ai?

Câu 4: Chủ đề của truyện ngắn “Tôi đi học” là gì?

Câu 5: Truyện ngắn “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh thể hiền điều gì ở nhân vật chính của truyện?

Câu 6: Câu nào sau đây không nói lên tâm trạng của nhân vật chính trong truyện trong buổi tựu trường đầu tiên?

Câu 7: Tác giả Thanh Tịnh đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu “Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trơi quang đãng”?

Câu 8: “Bàn tay” trong hai câu văn sau là hình ảnh được xây dựng bằng biện pháp tu từ nào?

Câu 9: Trong truyện ngắn “Tôi đi học”, dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được thể hiện qua các ý:
1. Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang.
2. Mẹ âu yếm nắm tay dẫn đến trường.
3. Cảm thấy con đường đến trường tự nhiên thấy lạ, cảnh vật nhiều thay đổi.
4. Cảm thấy sân trường rộng hơn, ngôi trường rộng hơn.
5. Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với người bạn ngồi bên
cạnh.
Hãy sắp xếp các ý trên theo trình tự của truyện ngắn “Tôi đi học”?

Câu 10: Tác giả Thanh Tịnh đã sử dụng hiện pháp tu từ so sánh để khắc họa tâm trạng của nhân vật trong câu nào sau đây?

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây