© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Thông tin đề thi

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12, bài 7: Cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 -1945).

  • : 89
  • : 60 phút

Câu 1: Đảng ta xác định kẻ thù trong giai đoạn cách mạng 1939-1945 là bọn nào?

Câu 2: Hội nghị lần 6 (11-1939) của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là gì?

Câu 3: Đến tháng 11-1939, tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là gì?

Câu 4: Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất cho dân cày”  được giải quyết như thế nào trong thời kì 1939 - 1945?

Câu 5: Hội nghị Trung ương lần 6 của Đảng ta vào ngày tháng năm nào? Tại đâu?.

Câu 6: Hội nghị Trung ương lần thứ 6 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn và chỉ đạo chiến lược cách mạng như thế nào?

Câu 7: Việc nêu khẩu hiệu thành lập “Chính phủ Cộng hoà dân chủ” là khẩu hiệu của Nghị quyết nào trong thời kì cách mạng 1939 - 1945?

Câu 8: Trong các sự kiện sau đây, sự kiện nào bùng nổ khởi nghĩa Bắc Sơn?

Câu 9: Nguyên nhân khác nhau của khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa Nam Kì là gì?

Câu 10: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào?

Câu 11: Những người con ưu tú của Đảng như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp xử bắn sau cuộc khởi nghĩa nào?

Câu 12: Lực lượng nào tham gia vào cuộc binh biến Đô Lương (13-1-1941)?

Câu 13: Nguyên nhân chung làm cho ba sự kiện: khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương bị thất bại?

Câu 14: Ý nghĩa chung của ba sự kiện: khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương là gì?

Câu 15: Với “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương” giữa Pháp và Nhật kí vào ngày 23-7-1941, Pháp đã thừa nhận cho Nhật có quyền gì ở Đông Dương?

Câu 16: Nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta ở miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945 là gì?

Câu 17: Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, tập II trang 52 có viết: “Cuộc sống của người nông dân thời đó thật sự khốn quẫn. Bị tước đoạt hết gạo mà họ năm nắng, mười sương mới kiếm được, hay mấy mảnh vải mà họ phải thức khuya, dậy sớm mới dệt thành, họ sống cầm hơi với bát cháo cám nhạt, và trần mình chịu rét lúc đêm đông”. Đó là tình cảnh của người nông dân Việt Nam được mô tả trong thời kì nào?
 

Câu 18: Nhà thơ Tố Hữu viết:
“Ba mươi năm chân không mỏi
Mà đến bây giờ mới tới nơi.”
Đó là hai câu thơ nói về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đến khi Người quay về Tổ quốc. Vậy, Nguyễn Ái Quốc về nước vào thời gian nào? Ở đâu?
 

Câu 19: Từ ngày 10 đến 19-5-1941 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng có liên quan đến Cách mạng tháng Tám?

Câu 20: Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào? “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”.

Câu 21: Tại Hội Nghị TW Đảng lần 8, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?

Câu 22: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?

Câu 23: Trình bày xuất xứ của đoạn văn sau đây: "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta hãy đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi, lửa nóng".

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây