© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Thông tin đề thi

Trắc nghiệm vật lý 12, Từ vô cùng bé đến vô cùng lớn: Thiên văn - vũ trụ -hệ mặt trời, các sao thiên hà, vũ trụ tiến hóa

  • : 51
  • : 30 phút

Câu 1: Người đầu tiên chửng minh và khẳng định Mặt Trời là trung tâm Thái dương
hệ là:

Câu 2: Bằng mắt thường (không dùng kính viễn vọng) chúng ta có thể nhìn thấy các hành tinh:

Câu 3: Độ sáng của các hành tinh có thể nhìn thấy bằng mắt thường được xếp theo thứ tự:

Câu 4: Từ Trái Đất nhìn đường kính Mặt Trời dưới một góc 32' hay 0,0093 rad. Đường kính của Mặt Trời là:

Câu 5: Đường kính góc của Mặt Trăng là 31’. Mặt Trăng cách Trái Đất 384000km. Đường kính dài cùa Mặt Trăng là:

Câu 6: Trái Đất và Mặt Trăng là một hệ quay quanh khối tâm chung cách tâm Trái Đất 4635km. Tâm Mặt Trăng cách tâm Trái Đất 384000km. Vậy khối lượng Trái Đất lớn hơn khối lượng Mặt Trăng:

Câu 7: Người ta đo gia tốc rơi tự do ở các vĩ độ khác nhau được kết quả là:b 7
Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vĩ độ địa lý là do:
 

Câu 8: Để chứng minh Trái Đất tự quay quanh một trục, năm 1851 nhà Vật lý người Pháp là Phucô đã dùng một con lắc có dây dài khoảng 67m treo một quả cầu nặng khoảng 28kg rồi cho con lắc dao động thì thấy rằng, mặt phang dao động cùa con lắc quay chậm xung quanh phương thẳng đứng tại Pari, cứ sau 31h47' thì được một vòng. Vậy vĩ độ nơi làm thí nghiệm là:

Câu 9: Kim tinh là hành tinh gần Mặt Trời hơn Trái Đất. Khi nó mọc trước Mặt Trời được gọi là “sao Mai”, khi nó lặn sau Mặt Trời được gọi là “sao Hôm”. Gọi là sao nhưng không giống các ngôi sao vì nó không tự phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng Mặt Trời. Từ trước công nguyên người ta đã phát hiện thấy rằng Kim tinh lúc xa Mặt Trời nhất cũng chi 48°. Dựa vào hiện tượng này Copecnic đã xác định bán kính quỹ đạo của Kim tinh quanh Mặt Trời là:

Câu 10: Biết bán trục lớn quỹ đạo Kim tinh quanh Mặt Trời là 0,73đvtv thì chu kỳ quay của nó quanh Mặt Trời là:

Câu 11: Mặt trời dịch chuyển trên bầu trời đổi với các vì sao theo một đường tròn được gọi là Hoàng Đạo trong 365,25 ngày được một vòng. Mặt Trăng chỉ trong 27,32 ngày được một vòng. Chu kỳ giao hội nghĩa là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp Mặt Trời và Mặt Trăng ờ cùng một phía và cùng trên một đường thăng với Trái Đất là:

Câu 12: Hoả tinh cách Mặt Trời 1,52 đơn vị thiên văn, vậy khi Hoả tinh gần Trái Đất nhất chỉ cách Trái Đất 0,52đvtv. Chu kỳ chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất là 365,25 ngày, của Hoả tinh là 686,95 ngày. Như vậy khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp Hoả tinh đi gần Trái Đất là: 

Câu 13: Hoả tinh có hai vệ tinh rất bé có kích thước chỉ vào khoảng trên dưới 10 km là Phobos có chu kỳ quay quanh Hoả tinh là T1 = 7h39ph và Deimos có chu kỳ T2 =1 ngày 6h18 ph. Chu kỳ giao hội của chúng là:

Câu 14: Mộc tinh chuyển động quanh Mặt Trời có bán trục lớn của quỹ đạo là 5,2 đvtv. Chu kỳ chuyển động cpa Mộc tinh quanh Mặt Trời là:

Câu 15: Vận tốc vũ trụ cấp 1 là vận tốc tối thiểu để một vật thể bay quanh một thiên thể, với vận tốc vũ trụ cấp 1, vật sẽ bay quanh thiên thể với bán kính quỹ đạo bằng bán kính thiên thể nghĩa là vật bay sát mặt đất. Hoả tinh có bán kính 3390km, khối lượng 6,4.1023kg. Vận tốc vũ trụ cấp 1 ở Hoả tinh là:

Câu 16: Mặt Trăng có khối lượng bằng 1/81 khối lượng Trái Đất, bán kính Mặt Trăng bằng 0,273 bán kính Trái Đất. Vận tốc vũ trụ cấp 1 ở Trái Đất là 7,9 km/s thì ở Mặt Trăng là:

Câu 17: Vận tốc vũ trụ cấp 11 là vận tốc mà vật đạt được sẽ thoát khỏi hành tinh theo một quỳ đạo parabôn mà tâm hành tinh là tiêu điểm và vật sẽ đi ra vô cực đối với hành tinh nhưng vẫn chịu lực hấp dẫn của Mặt Trời và trỏ' thành hành tinh quay quanh Mặt Trời. Vận tốc vũ trụ cấp II cũng là vận tốc thoát và bằng c19
Có người cho rằng khi du hành trong không gian giữa các hành tinh dùng Mặt Trăng làm trạm dự trữ nhiên liệu vật liệu và các dịch vụ khác có lợi hơn sơ với việc trờ về Trái Đất là vì:
 

Câu 18: Từ Trái Đất nhìn thấy đường kính Mặt Trời là α ≈ 10-2 radian. Bán kính Trái Đất là 6400km. Độ dài của năm trên Trái Đất là T ≈  π .107S. Tỳ số mật độ trung bình cùa Trái Đất và Mặt Trời là:

Câu 19: Khối lượng Mặt Trăng bé hơn khối lượng Trái Đất 81 lần, bán kính Mặt Trăng bé hơn bán kính Trái Đẩt 3,7 lần. Gia tốc rơi tự do ở mặt đất là g = 9,81m/s2. Gia tốc rơi tự do ở bề mặt Mặt Trăng là:

Câu 20: Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời theo dương lịch là ngày 2/9/1969 theo âm lịch là 21/7 năm Kỷ Dậu. Vậy sau bao nhiêu năm ngày 2/9 dương lịch lại đúng vào ngày 21/7 âm lịch?

Câu 21: Do sự cản của không khí, vận tốc cúa thiên thạch khi đen gần mặt đất không đổi và bằng: V = 35,5  6√M m/s. Trong đó M là khối lượng của thiên thạch tính bàng gam. Một thiên thạch có khối lượng 1kg, khi đến gần mặt đất sẽ có vận tốc là:

Câu 22: Người ta nhận thấy rằng chu kỳ nước thuỷ triều lên xuống có liên quan đến khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp Mặt Trăng mọc hay lặn. Độ cao của mực nước biển do thuỷ triều gây nên phụ thuộc:

Câu 23: Gọi m và r là khối lượng và khoảng cách của thiên thể gây ra thuỷ triều trên Trái Đất, R là bán kính Trái Đất, hằng số hấp dẫn là G. Biểu thức gia tốc thuỷ triều là:

Câu 24: Một vệ tinh nhân tạo được phóng lên dự kiến được sử dụng trong 12 năm, nhưng sau ba năm vệ tinh đã xuống thấp đi vào tầng khí quyển dày đặc và bốc cháy là do:

Câu 25: Dựa vào đáp án đúng ở bài 9B-24, tính xem gia tốc thuỷ triều Mặt Trăng gây nên lớn gấp bao nhiêu lần gia tốc thuỷ triều do Mặt Trời gây nên?

Câu 26: Trong một tháng âm lịch vào những ngày nào thuỷ triều dâng cao nhất?

Câu 27: Bốn hành tinh phía trong gần Mặt Trời có kích thước và khối lượng được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là

Câu 28: Bốn hành tinh ngoài hệ Mặt Trời có kích thước theo thứ tự tù lớn đến bé là:

Câu 29: Năm 1772 (chưa phát hiện được Thiên tinh) các nhà thiên văn Tixius và Bôdơ đã đưa ra quy tắc tính khoảng cách từ hành tinh đến Mặt Trời theo công thức a = 0,1 (3.2n + 4) đơn vị thiên văn, Thuỷ tinh ứng với n = -, Kim tinh với n = 0; Trái Đất với n = 1. Hỏi Hoả tinh và Mộc tinh ứng với n bằng bao nhiêu?

Câu 30: Kim tinh có khí quyên dày đặc chứa nhiêu khí CƠ2, nhiệt độ trên bê mặt Kim tinh rất cao khoảng 500k là do:

Câu 31: Các nhà du hành vũ trụ lái một con tàu tới gần một hành tinh mới phát hiện. Họ điều chỉnh tốc độ con tàu và cho dộng cơ tên lửa ngừng hoạt động để cho con tàu hoạt động theo quỹ đạo tròn gần sát bề mặt của hành tinh. Họ chỉ có một chiếc đồng hồ đo thời gian mà họ có thể xác định được mật độ trung bình (khối lượng riêng trung bình) của vật chất tạo nên hành tinh ẩy theo công thức:
Trong đó G là hằng số hấp dẫn, T là chu kỳ quay cùa con tàu quanh hành tinh

Câu 32: Nghiên cứu sự bức xạ của vật đen lý tưởng khi được đốt nóng đến nhiệt độ tuyệt đối T, theo định luật xtêphan - Bônxman: Công suất bức xạ từ một đơn vị diện tích của bề mặt vật được đốt nóng ở nhiệt độ T là:  = δT4. Trong đó δ là hằng sổ Stêphan - Bônxman, δ = 5,67.10-8w/m2K4. Công suất bức xạ toàn phần của Mặt Trời là 3,9.1026w, bán kính Mặt Trời là 696000km. Theo định luật Stêphan - Bônxman, nhiệt độ ở bề mặt Mặt Trời (quang cầu) là:

Câu 33: Nghiên cứu sự bức xạ năng lượng của vật đen lv tưởng khi được đốt nóng đến nhiệt độ T theo bước sóng quang phổ thì thấy rằng khi nhiệt độ T tăng thì bước sóng có năng lượng bức xạ cực đại ký hiệu max.max sẽ giảm và ngược lại, thoả mãn hệ thức:maxT = b được gọi là định luật dịch chuyển Vien, trong đó b là hằng số có giá trị là 2,89.10-3mK. Trong quang phổ cùa Mặt Trời bước sóng có năng lượng được bức xạ lớn nhất 0,4738pm. Theo định luật dịch chuyển Vien nhiệt độ bề mặt quang cầu cùa Mặt Trời là:

Câu 34: Nhiệt độ bề mặt Mặt Trời là 6000K. Quan sát ảnh cùa Mặt Trời ta thấy trên Mặt Trời có các vết đen, nhưng thực ra các vết đen có độ sáng bé hơn quang cầu 10 lần. Vậy nhiệt độ ở vết đen trên Mặt Trời là:

Câu 35: Năng lượng bức xạ của Mặt Trời thu được trên một đơn vị diên tích đặt theo phương vuông góc với tia Mặt Trời ở mặt đất (cách mặt trời 1 đơn vị thiên văn) trong một đơn vị thời gian được gọi là hằng số Mặt Trời. Hằng số Mặt Trời đo được ở trên Trái Đất là 8,15 J/cm2.phút. Hoả tinh cách Mặt Trời 1,5 đơn vị thiên văn, hằng số Mặt Trời trên bề mặt Hoả tinh là:
 

Câu 36: Quan sát sự nhiễu loạn của Thiên tinh, các nhà thiên văn cho rằng, còn có một thiên thể ở phía ngoài Thiên tinh có lực hấp dụng tác dụng lên Thiên tinh, Adam (người Anh) và Lơveriê (người Pháp) đã tính toán và dự báo vị trí của thiên thể này trên bầu trời. Dựa vào số hiệu của Lơveriê, Gallơ (ngưòi Đức) vào đêm 23/9/1846 đã hướng ống kính viễn vọng vào vị trí đã được dự báo và phát hiện hành tinh thứ tám của hệ Mặt Trời, được đặt tên là Hải tinh, nên người ta nói răng, Hải tinh được phát hiện ở đầu ngòi bút, điều này nói lên sức mạnh kỳ diệu của trí tuệ con người. Hải tinh có khối lượng gấp 17 lần khối lượng Trái Đất, bằng măt thường không thể nhìn thấy.
Để sắp xếp độ sáng cùa các thiên thể trên bầu trời người ta dùng cảp sao (tinh đẳng), các sao sáng trên bầu trời là sao cấp 1, hai sao khác nhau 5 cấp độ sáng khác
nhau 100 lần, hai sao khác nhau một cấp độ sáng khác nhau 5100 =2,512 lần. Hải tinh chỉ phản xạ ánh sáng Mặt Trời mà lại là hành tinh xa nhất nên độ sáng chỉ như một ngôi sao cấp 8. Vậy độ sáng của Hải tinh kém sáng hơn ngôi sao mờ nhất (câp 6) bao nhiêu lần?

Câu 37: Thổ tinh là hành tinh lớn thứ hai trong hệ Mặt Trời có đường kính xích đạo là 120000km, có độ dẹt là 1/10. Trục quay của Thổ tinh là đường kính có độ dài là: 

Câu 38: Mặt Trăng có khối lưọng 7,35.1022kg, có bán kính 1738km. Nhiệt độ ban ngày lên tới 130°c. Trên Mặt Trăng không có khí quyển, khi con người lên Mặt Trăng thải ra khí CƠ2 thì khí này có thể tồn tại lâu dài trên Mặt Trăng hay không? Biết rằng một thiên thể có khí quyển thì vận tốc trung bình của các phân tử khí phải bé hơn 0,2 lần vận tốc thoát (vận tốc Vũ trụ cấp II): c38
Trong đó m là khối lượng cùa phân tử khí, k = 1,38.10-2 J/K (hằng số Bônxman).

Câu 39: Diêm tinh được phát hiện năm 1930, trước đây coi Diêm tinh là hành tinh thứ 9 của hệ Mặt Trời. Đầu thế kỷ XXI người ta phát hiện một thiên thể ở cách Mặt Trời tới 2,5 lần khoảng cách tới Diêm tinh và có người gọi đó là hành tinh thứ 10. Tại Đại hội Hội Thiên văn Quốc tế tháng 8/2006 ở Praha đã đưa ra định nghĩa mới về hành tinh nên Diêm tinh được xếp vào danh sách tiểu hành tinh hay hành tinh lùn là vì:

Câu 40: Sao Chổi có hình cái chổi xuất hiện trên bầu trời, ngày xưa coi sao chổi là cái chổi của “Trời” để quét người quét của nên sẽ có dịch bệnh và mất mùa, ngày nay khoa học cho biết sao Chổi là thiên thể trong hệ Mặt Trời, sao Chổi được nhìn thấy là do:

Câu 41: Trong thế kỷ XX sao Chổi Halây được nhìn thấy hai lần vào năm 1911 và năm 1986. Trong thế kỳ XXI nhân loại sẽ được nhìn thấy sao Chổi Halây xuất hiện. 

Câu 42: Khi thấy sao Chổi xuất hiện trên bầu trời thỉ đuôi cùa nó quay về hướng nào?

Câu 43: Một thiên thạch ở xa vô cực, đổi với Mặt Trời có vận tốc bằng không. Khi nó đi về phía Mặt Trời và đang cách Mặt Trời là một đơn vị thiên văn thì vận tốc cùa nó bằng bao nhiêu? Biết vận tốc Trái đất trên quỹ đạo là 30km/s.

Câu 44: Từ ngàỵ 16/7 đến 22/8 người ta thấy có nhiều sao băng (những hạt vật chất đi qua khí quyển tạo thành vệt sáng) xuất hiện trên bầu trời ban đêm là do Trái đất đi qua dòng sao băng Perceit. Vậy bề rộng của dòng sao băng này là bao nhiêu kilômét?

Câu 45: Một tinh vân trong chòm Thiên cầm có đường kính góc là 1’23”, ở cách chúng ta 660pasec. Kích thước dài của tinh vân này là:

Câu 46: . Độ sáng của một ngôi sao phụ thuộc công suất bức xạ (độ trưng) và khoáng cách. Để so sánh độ sáng cùa các sao người ta dùng cấp sao tuyệt đối, là cấp sao nhìn thấy khi các sao đều cách xa lOpasec (hay có thị sai năm là 0,1” nghĩa là từ ngôi sao nhìn bán kính quỹ đạo Trái đất dưới một góc bàng 0,1). Một ngôi sao cách chúng ta một khoảng là d có cấp sao nhìn thấy là m, khi cách chúng ta lOpasec có cấp sao nhìn thấy là M. Gọi độ sáng của ngôi sao là Em, khi cách 10 pasec có độ sáng là Em- độ sáng tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách, ta có thể viết:
hi
Mặt Trời có cấp sao tuyệt đố là Mo = 4,8.
Sao Chúc nữ có cấp sao nhìn thấy là m = 0,14, thị sai năm là p = 0,124”. Khi chúng ta ở cách ngôi sao này một khoảng như khoảng cách tới Mặt Trời (1 đơn vị thiên văn) thì độ sáng của nó so với Mặt Trời sẽ:

Câu 47: Sao Thiên lang (a chòm Đại Khuyển) là sao sáng nhất bầu trời có cấp sao nhìn thấy là một số âm và bằng m = -1,46, có cấp sao tuyệt đối là M = 1,3. Vậy sao Thiên lang cách xa bao nhiêu pasec?

Câu 48: Sử dụng Định luật Xtêphan- Bônxman thì công suất bức xạ toàn phần của Mặt trời là w0 = 4π R02ST04, của ngôi sao có nhiệt độ là T là w = 4π R2sT4. Ro và R là bán kính của Mặt trời và của ngôi sao lấy độ trương của Mặt trời làm đơn vị thì độ trưng của ngôi sao là 49,1Vậy bán kính của ngôi sao là 49,2
Sao Thiên lang có nhiệt độ T = 10000K có độ trưng bằng 25 lần độ trưng Mặt Trời thì bán kính của nó là:
 

Câu 49: Khi xác định khối lượng các sao trong dải Ngân hà người ta thường dùng khối lượng Mặt trời làm đơn vị, đa số các sao là những hệ sao đôi hay sao bội (gồm hai ba sao... tạo thành một hệ). Để xác định khối lượng các sao có thể dùng định luật II Kêple chính xác, đối với hệ Măt trời và Trái đất ta có: 50Trong đó To là chu kì, ao là bán trục lớn quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, Mo và m là khối lượng Mặt Trời và Trái Đất. Đối với cận tinh, ngôi sao gần Trái Đất nhất thuộc chòm Bán Nhân Mã là một sao đôi, sao phụ chuyển động quanh sao chính có chu kì T = 80 năm, bán trục lớn quỹ đạo là a = 22đvtv. Khối lượng cận tinh là:

Câu 50: Một ngôi sao có đường kính 1,4.106km, tự quay quanh một trục với chu kì T =30 ngày, sau khi cạn kiệt nhiên liệu cho phản ứng nhiệt hạt nhân, dưới tác dụng của lực hấp dẫn suy biến thành một sao notron có đường kính 28km. Coi khối lượng của sao được phân bố đều. Vậy khi trở thnàh sao nơtron nó quay được bao nhiêu vòng trong một giây?

Câu 51: Một thiên hà mà độ dịch chuyển về phía đỏ của sóng có= 21cm do hiđrô trung hoà phát ra là
7.10-3m. Thừa nhận hằng số Hơpbơn H = 20.10-3m/s.nas. Thiên hà ấy ở cách chúng ta:

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây