© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Thông tin đề thi

Trắc nghiệm Hóa học 12, Đại cương về kim loại

  • : 72
  • : 50 phút

Câu 1: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với Cl2, HCl tạo ra cùng 1 loại muối:

Câu 2: Kim loại nào tác dụng với Cu(NO3)2 và dung dịch HNO3 loãng, dư tạo ra 2 loại muối khác nhau

Câu 3: Cho K vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra là:

Câu 4: Cho kim loại X có dư vào dd Fe(NO3)3. Sau phản ứng thu được Fe, kim loại X là:

Câu 5: Trong quá trình ăn mòn kim loại, phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng:

Câu 6: Kim loại nào sau đây có thể rạch được thuỷ tinh:

Câu 7: Sắp xếp độ dẫn điện nào sau đây là đúng?

Câu 8: Dãy những kim loại nào sau đây đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối:

Câu 9: Dãy kim loại nào sau đây đều là mạng tinh thể lục phương:

Câu 10: Cấu hình electron nào dưới đây là của ion Fe3+ (Z = 26)

Câu 11: Cấu hình electron nào dưới đây là của ion Fe2+ ( Z=26)

Câu 12: Kim loại có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất là:

Câu 13: Khi đốt sắt trong oxi, người ta thu được:

Câu 14: Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc dung dịch thu được rồi cho tác dụng với dung dịch NH3 có dư, người ta thu được một kết tủa có màu:

Câu 15: Cho 1 mẩu Ca vào dung dịch Cu(NO3)2 người ta thấy có hiện tượng nào sau đây:

Câu 16: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là:

Câu 17: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3, đun nóng nhẹ thấy có:

Câu 18: Cho từ từ dd NH3 vào dung dịch CuCl2 thì hiện tượng quan sát được là:

Câu 19: Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dd HCl đến dư vào dd NaAlO2:

Câu 20: Dẫn CO2 từ từ đến dư vào dung dịch NaAlO2 ta thấy:

Câu 21: Người ta thực hiện 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Đốt sắt trong Cl2, cho sản phẩm thu được vào nước thì thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, tạo kết tủa Y.
Thí nghiệm 2: Cho sắt vào dung dịch HNO3 loãng, xuất hiện khí không màu hoá nâu trong không khí, dung dịch Z vàm gam sắt dư. Cho Z tác dụng dung dịch KOH dư thu được kết tủa G duy nhất. Màu sắc của hai kết tủa Y và G lần lượt là:

Câu 22: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AICI3. Hiện tượng quan sát được:

Câu 23: Hoà tan hỗn hợp Fe3O4 và Cu trong dung dịch HCl có dư. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và Cu. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NH3 dư, thu được kết tủa Z, kết tủa này là:

Câu 24: Đốt Fe trong Cl dư rồi cho muối thu được vào dung dịch Na2CO3 sẽ thấy:

Câu 25: Cho số thứ tự của Cu là 29, phát biểu nào đúng khi nói về Cu:

Câu 26: Dung dịch X có màu da cam. Nếu cho thêm vài giọt KOH thì màu da cam của dd X chuyển sang màu vàng chanh. Sau đó tiếp tục nhỏ vài giọt axit H2SO4 dd lại chuyển dần về màu cam. Vậy X là:

Câu 27: Trong các hỗn hợp cho dưới đây, đều trộn với số mol bằng nhau.Tìm phát biểu chưa đúng:

Câu 28: Nguyên tử 27X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p1. Hạt nhân nguyên tử X có:

Câu 29: Dung dịch nào sau đây không hoà tan được Cu:

Câu 30: Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?

Câu 31: Hãy sắp xếp các ion Cu2+, Hg2+, Fe2+, Pb2+, Ca2+ theo chiều tính oxi hoá tăng dần?

Câu 32: Nguyên tử 56x có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d64s2. Hạt nhân nguyên tử X có:

Câu 33: Một loại nước cứng chứa Mg2+, Ca2+, Cl- , SO42-, HCO3. Chất không thể dùng làm mềm loại nước cứng này là:

Câu 34: Để tinh chế một mẫu bạc kim loại có lẫn đồng kim loại người ta ngâm mẫu bạc đó vào dung dịch nào sau đây?

Câu 35: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Có thể dùng chất nào dưới đây để có thể loại bỏ được tạp chất?

Câu 36: Ag có lẫn Cu, Zn. Để loại bỏ tạp chất mà không làm thay đổi khối lượng Ag, ta có thể dùng:

Câu 37: Có thể tinh chế một mẩu bạc bị lẫn tạp chất là Al, Zn bằng:
1. dung dịch NaOH dư       2. dung dịch HCl dư
3. dung dịch AgNO3 dư     4. dung dịch FeCl3

Câu 38: Vàng bị lẫn tạp chất là Fe. Để thu được vàng tinh khiết, người ta có thể cho dùng lượng dư dung dịch:

Câu 39: Để tách thuỷ ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì, người ta khuấy thuỷ ngân này trong dung dịch (dư) của:

Câu 40: Một lượng chất thải ờ dạng dung dịch chứa các ion: Cu2+, Fe3+, Hg2+, Zn2+, Pb2+. Dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ các ion trên?

Câu 41: Cách tốt nhất để dập tắt đám cháy do kim loại magie gây ra là:

Câu 42: Cách sắp xếp nào đúng theo thứ tự tăng dần năng lượng ion hoá?

Câu 43: Khí nào sinh ra khi bạc kim loại phản ứng với dung dịch HNO3 loãng?

Câu 44: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ờ nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là:

Câu 45: Hỗn hợp A gồm Na2O, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng dư H2O được dd D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, cho kết tủa H. Cho khí CO dư qua B đun nóng, được chất rắn E. Cho E tác dụng với NaOH dư, thấy tan một phần còn lại là chất rẳn G. Chất rắn G và kết tủa H lần lượt là:

Câu 46: Khi nhiệt độ tăng dàn thì độ dẫn điện của các kim loại sẽ:

Câu 47: Kim loại nào sau đây có độ dẫn điện kém nhất so với các kim loại được liệt kê dưới đây: 

Câu 48: Khi tham gia các phản ứng hoá học, kim loại thường thể hiện tính chất nào dưới đây:

Câu 49: Cho các phản ứng
Zn + FeSO4 => ZnSO4 + Fe 
Fe + CuSO4 => FeSO4 + Cu
Tìm phát biểu đúng:

Câu 50: Cho dd FeCl2 vào dd AgNO3 có dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, người ta thu được kết tủa Y. Kết tủa này là:

Câu 51: Một loại nước cứng khi được đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này chỉ hoà tan những hợp chất nào sau đây?

Câu 52: Cho hợp kim Zn, Mg, Ag vào dung dịch CuCl2 có thể thu được tối đa bao nhiêu kim loại:

Câu 53: Hai hợp kim của đồng là Cu-Zn; Cu-Ni có tên gọi lần lượt là:

Câu 54: Cho từ từ dd NaOH vào dd FeCl2 thu được kết tủa X, cho X tiếp xúc không khí ta nhận thấy:

Câu 55: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa sạch, sấy khô, và cân lại thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,2g. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là?

Câu 56: Khử hoàn toàn 6,64 g hh gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (đktc). Lượng Fe thu được là:

Câu 57: Cho H2 dư qua 8,14g hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xong, thu được 1,44g H2O và a gam chất rắn. Giá trị của a là:

Câu 58: Dẫn một luồng khí co qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15g kết tủa. Chất ran còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0g. Giá trị của m là:

Câu 59: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dd HCl dư; sau phản ứng còn lại 8,32g chất rắn không tan và dd X. Cô cạn dd X thu được 61,92g chất rắn khan, m có giá trị là:

Câu 60: Khử hoàn toàn 5,64g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng khí CO. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 8g kết tủa. Khối lượng Fe thu được là:

Câu 61: Nhúng một lá sắt vào dung dịch Cu(NO3)2, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân nặng hơn so với ban đầu 0,2 g, khối lượng đồng bám vào lá sắt là:

Câu 62: Cho một lá sắt (dư) vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian vớt lá sắt ra rửa sạch và làm khô, thấy khối lượng lá sắt tăng 1,6g. Khối lượng đồng sinh ra bám lên lá sắt là:

Câu 63: Cho một đinh Fe vào 1 lít dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng kết thúc, được một dung dịch A với màu xanh đã phai một phần và một chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng của đinh Fe ban đầu là 10,4g. Tính khối lượng của cây đinh sắt ban đầu.

Câu 64: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:

Câu 65: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là:

Câu 66: Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào 200ml dung dịch CuSO4 1M;
- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào 200ml dd AgNO3 nồng độ C1 M Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Vậy nồng độ C1 bằng:

Câu 67: Kim loại nào sau đây bị nổ khi cho tác dụng với dd HCl:

Câu 68: Khi nhúng một lá Zn vào dd muối Co2+ thì thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb vào dung dịch muối trên thì không thấy hiện tượng nào xảy ra. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số ba kim loại là:

Câu 69: Ngâm một lá Zn nhỏ, tinh khiết trong dung dịch HCl, thấy bọt khí H2 thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thấy bọt khí H2 thoát ra rất nhiều và nhanh hơn. Dung dịch X chứa:

Câu 70: Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại?

Câu 71: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp nhiệt luyện?

Câu 72: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có điện tích hạt nhân bằng 12. Vị trí nào sau đây đúng với nguyên tố X?

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây