© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Thông tin đề thi

Trắc nghiệm hóa vô cơ 11, Đề 03

  • : 41
  • : 30 phút

Câu 1: Cho 100 ml dung dịch KOH 3,5M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi phản ứng xong, thu được m gam kết tủa. Trị số của m là:

Câu 2: Chỉ được dùng nước, nhận biết được từng kim loại nào trong các bộ ba kim loại sau đây?

Câu 3: Hòa tan hết 2,055 gam một kim loại M vào dung dịch Ba(OH)2, có một khí thoát ra và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 2,025 gam. M là:

Câu 4: Nguyên tử nào có bán kính ion lớn hơn bán kính nguyên tử tương ứng?

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn m gam bột kim loại nhôm vào một lượng dung dịch axit nitric rất loãng có dư, có 0,03 mol khí N2 duy nhất thoát ra. Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với luợng dư dung dịch xút, đun nóng, có 672 ml duy nhất một khí (đktc) có mùi khai thoát ra. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là:

Câu 6: Với phản ứng: FexOy 2yHCl → (3x-2y)FeCl2 + (2y-2x)FeCl3 + yH2O
Chọn phát biểu đúng:

Câu 7: Một dung dịch MgCl2 chứa 5,1% khối lượng ion Mg2+. Dung dịch này có khối lượng riêng 1,17 g/ml. Có bao nhiêu gam ion Cl- trong 300 ml dung dịch này?

Câu 8: Xem phản ứng: FeS2 + H2SO4(đ, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Câu 9: Thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần của các hiđrohalogenua như sau:

Câu 10: Cho 0,69 gam Na vào 100 ml dung dịch HCl có nồng độ C (mol/l), kết thúc phản ứng, thu được dung dịch A, cho lượng dư dung dịch CuSO4 vào dung dịch A, thu được 0,49 gam một kết tủa, là một hiđroxit kim loại. Trị số của C là:

Câu 11: Có bao nhiêu điện tử trao đổi trong quá trình rượu etylic bị oxi hóa tạo axit axetic?

Câu 12: Chất nào sẽ bị hòa tan nhiều trong axit mạnh hơn so với trong nước?

Câu 13: pH của dung dịch NaH2AsO4 0,1M gần với trị số nào nhất? Cho biết axit arsenic H3AsO4 có các trị số Ka1 = 6,0.10-3 ; Ka2 = 1,1.10-7 ; Ka3 = 3,0.10-12

Câu 14: Đem nung nóng một lượng quặng hematit (chứa Fe2O3, có lẫn tạp chất trơ) và cho luồng khí
CO đi qua, thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho hấp thụ hỗn hợp khí này vào bình đựng lượng dư dung dịch xút thì thấy khối lượng bình tăng thêm 52,8 gam. Nếu hòa tan hết hỗn hợp chất rắn trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thì thu được 387,2 gam một muối nitrat. Hàm lượng Fe2O3 (% khối lượng) trong loại quặng hematit này là:

Câu 15: Khí hay hơi chất nào có trị số khối lượng riêng ở 546 ̊C; 1,5 atm bằng với khối lượng riêng của khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn?

Câu 16: Người ta trộn m1 gam dung dịch HNO3 56% với m2 gam dung dịch HNO3 20% để thu được dung dịch HNO3 40%. Tỉ lệ giữa m1 : m2 là:

Câu 17: Thu được chất nào khi đun nhẹ muối amoni nitrit?

Câu 18: Trộn m1 gam dung dịch NaOH 10% với m2 gam dung dịch NaOH 40% để thu được 60 gam
dung dịch 20%. Trị số của m1, m2 là:
a) m1 = 10g; m2 = 50g b) m1 = 40g; m2 = 20g
c) m1 = 35g; m2 = 25g d) m1 = 45g; m2 = 15g

Câu 19: Hệ số nguyên nhỏ nhất đứng trước ion OHđể phản ứng sau đây
...Cl2 + ...OH- → ...Cl- + ...ClO3-   + ...H2O cân bằng số nguyên tử các nguyên tố là:

Câu 20: Đem nung 1,50 gam một muối cacbonat một kim loại cho đến khối lượng không đổi, thu được 268,8 cm3 cacbon đioxit (đktc). Kim loại trong muối cacbonat trên là:

Câu 21: Đem nung m gam hỗn hợp A chứa hai muối cacbonat của hai kim loại đều thuộc phân nhóm chính nhóm II trong bảng hệ thống tuần hoàn, thu được x gam hỗn hợp B gồm các chất rắn và có 5,152 lít CO2 thoát ra. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Đem hòa tan hết x gam hỗn hợp B bằng dung dịch HCl thì có 1,568 lít khí CO2 thoát ra nữa và thu được dung dịch D. Đem cô cạn dung dịch D thì thu được 30,1 gam hỗn hợp hai muối khan. Trị số của m là

Câu 22: Một hợp chất ion chứa 29,11% Natri; 40,51% Lưu huỳnh và 30,38% Oxi về khối lượng. Anion nào có chứa trong hợp chất này?

Câu 23: Khối lượng NaCl cần thêm vào 250 gam dung dịch NaCl 10% để thu được dung dịch 25% :

Câu 24: Thể tích nước (D = 1g/ml) cần thêm vào 50 ml dung dịch H2SO4 92% (D = 1,824 g/ml) để thu được dung dịch H2SO4 12% là:

Câu 25: Thể tích nước cần thêm vào dung dịch HNO3 có tỉ khối 1,35 để thu được 3,5 lít dung dịch HNO3 có tỉ khối 1,11 là: (Coi sự pha trộn không làm thay đổi thể tích)

Câu 26: Khối lượng tinh thể FeSO4.7H2O cần dùng để thêm vào 198,4 gam dung dịch FeSO4 5% nhằm thu được dung dịch FeSO4 15% là:

Câu 27: Cho 7,04 gam kim loại đồng được hòa tan hết bằng dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp hai
khí là NO2 và NO. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro bằng 18,2. Thể tích mỗi khí thu
được ở đktc là:

Câu 28: Mẫu vật chất nào dưới đây không nguyên chất?

Câu 29: Cho m gam bột kim loại đồng vào 200 ml dung dịch HNO3 2M, có khí NO thoát ra. Để hòa tan vừa hết chất rắn, cần thêm tiếp 100 ml dung dịch HCl 0,8M vào nữa, đồng thời cũng có khí NO thoát ra. Trị số của m là:

Câu 30: Cho m gam hỗn hợp gồm ba kim loại là Mg, Al và Fe vào một bình kín có thể tích không đổi 10 lít chứa khí oxi, ở 136,5 ̊C áp suất trong bình là 1,428 atm. Nung nóng bình một thời gian, sau đó đưa nhiệt độ bình về bằng nhiệt độ lúc đầu (136,5 ̊C), áp suất trong bình giảm 10% so với lúc đầu. Trong bình có 3,82 gam các chất rắn. Coi thể tích các chất rắn không đáng kể. Trị số của m là:

Câu 31: Trộn 100 ml dung dịch MgCl2 1,5M vào 200 ml dung dịch NaOH có pH = 14, thu được mngam kết tủa. Trị số của m là

Câu 32: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M, thu được 7,5 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của V là:

Câu 33: Sục khí SO2 dung dịch xôđa thì:

Câu 34: Cho 42 gam hỗn hợp muối MgCO3, CuCO3, ZnCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,25 mol CO2, dung dịch A và chất rắn B. Cô cạn dung dịch A, thu được 38,1 gam muối khan. Đem nung lượng chất rắn B trên cho đến khối lượng không đổi thì thu được 0,12 mol CO2 và còn lại các chất rắn B’. Khối luợng của B và B’ là:

Câu 35: Cho NaHCO3 tác dụng với nước vôi trong có dư, phản ứng xảy ra hoàn toàn, tổng hệ số nguyên nhỏ nhất đứng trước các chất để phản ứng này để có sự cân bằng số nguyên tử các
nguyên tố là

Câu 36: Cho luồng khí hiđro có dư qua ống sứ có đựng 9,6 gam bột Đồng (II) oxit đun nóng. Cho dòng khí và hơi thoát ra cho hấp thụ vào bình B đựng muối Đồng (II) sunfat khan có dư để Đồng (II) sunfat khan hấp thụ hết chất mà nó hấp thụ được. Sau thí nghiệm, thấy khối lượng bình B tăng thêm 1,728 gam. Hiệu suất Đồng (II) oxit bị khử bởi hiđro là:

Câu 37: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 3,24 gam Al và m gam Fe3O4. Chỉ có oxit kim loại bị khử tạo kim loại. Đem hòa tan các chất thu được sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịchBa(OH)2 có dư thì không thấy chất khí tạo ra và cuối cùng còn lại 15,68 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là:

Câu 38: Giả sử gang cũng như thép chỉ là hợp kim của Sắt với Cacbon và Sắt phế liệu chỉ gồm Sắt,
Cacbon và Fe2O3. Coi phản ứng xảy ra trong lò luyện thép Martin là:
Fe2O3 + 3C → 2Fe + 3CO↑
Khối lượng Sắt phế liệu (chứa 40% Fe2O3, 1%C) cần dùng để khi luyện với 4 tấn gang 5%C trong lò luyện thép Martin, nhằm thu được loại thép 1%C, là:

Câu 39: Khi cho dung dịch canxi bicacbonat (có dư) tác dụng với dung dịch xút, tổng hệ số nguyên nhỏ nhất đứng trước các chất trong phản ứng để phản ứng này cân bằng số nguyên tử các nguyên tố là:

Câu 40: Cho V lít (đktc) CO2 hấp thu hết vào dung dịch nước vôi có hòa tan 3,7 gam Ca(OH)2, thu được 4 gam kết tủa trắng. Trị số của V là:

Câu 41: Cho 1,12 lít khí sunfurơ (đktc) hấp thu vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ C (mol/l), thu được 6,51 gam kết tủa. Trị số của C là:

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây