© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Thông tin đề thi

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thứ hai.

  • : 65
  • : 50 phút

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?

Câu 2: Từ năm 1946-1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

Câu 3: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?

Câu 4: Trong các câu dưới đây, câu nào đúng (Đ), câu nào (S) khi nói đến thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô (từ 1945 đến nửa đầu những năm 70)

TT Nội dung Đ S
1 Năm 1960, tổng sản lượng công nghiệp tăng 72% so với trước chiến tranh.     
2 Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào năm 1922.     
3 Trong những năm 1946 - 1950, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thẻ giới (sau Mĩ).     
4 Liên Xô là nước đi đâu trong một sô ngành công nghiệp mới: Công nghiệp vũ trụ. công nghiệp điện nguyên tử.     
5 Năm 1957, Liên xô phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất.     

Câu 5: Nối thời gian ở cột X cho phù hợp với sự kiện ở cột Y sau đây khi nói về sự thành lập các nước dân chủ nhân dân Đông Âu:

X Y
1. 22 - 7 - 1944
2. 23 - 8 - 1944
3.4-4- 1945
4.9-5- 1945
5. 29 - 11 - 1945
6. 11 - 12 - 1945
7. 15-9- 1946
8. 7- 10- 1949
A. Cộng hòa nhân dân Bun-ga-ri
B. Cộng hòa nhân dân An-ba-ni
C. Cộng hòa nhân dân Ba Lan
D. Cộng hòa nhân dân Ru-ma-ni
E. Cộng hòa dân chủ Đức
F. Cộng hòa nhân dân Hung-ga-ri
G. Cộng hòa liên bang nhân dân Nam tư
H. Cộng hòa Tiệp Khắc

Câu 6: Hãy xác định khó khăn lớn nhất ở Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai để lại?

Câu 7: Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng lại đất nước?

Câu 8: Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?

Câu 9: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào?

Câu 10: Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ?

Câu 11: Trong quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX), số liệu nào sau đây có ý nghĩa nhất?

Câu 12: Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại đâu?

Câu 13: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để đưa đất nước phát triển?

Câu 14: Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất vào năm nào?

Câu 15: Năm 1961 là năm diễn ra sự kiện gì thể hiện việc chinh phục vũ trụ của Liên Xô?

Câu 16: Ga-ga-rin đã làm gì trong việc thực hiện chinh phục vũ trụ? 

Câu 17: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu cơ bản gì thể hiện sự cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu?

Câu 18: Sắp xếp các sự kiện ở cột Y cho phù hợp với cột X theo yêu cầu sau đây:

X Y
1. Liên Xô bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai.
 
A. Hơn 27 triệu người chết
B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
2. Thành tựu Liên Xô đạt được trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật
 
C. Đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
D. Bị các nước đế quốc yêu cầu chia lại lãnh thổ.
E. Đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất.
G. Giàu có nhờ thu lợi nhuận sau chiến tranh.

Câu 19: Vào khoảng thời gian nào các nước Đông Âu lần lượt hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và bước vào thời kì xây dựng CNXH?

Câu 20: Hãy điền tên nước ở Đông Âu vào chỗ trống các câu sau đây:
1. Năm 1970, ……. đã hoàn thành công cuộc điện khí hóa cả nước.
2. Gần nửa dân số ……… sống trong những ngôi nhà mới xây dưới chính quyền nhân dân.
3. Ở …….., tổng sản phẩm công nông nghiệp năm 1975 tăng 55 lần so với năm 1939
4. Sau 20 năm xây dựng chế độ mới, ……đã trở thành một nước công nông nghiệp, có văn hóa và khoa học-kĩ thuật tiên tiến.
5. ………đã được xếp vào hàng các nước công nghiệp trên thể giới; năm 1970, sản lượng công nghiệp chiếm 1,75% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

Câu 21: Năm 1973 diễn ra sự biến gì có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước?

Câu 22: Vào khoảng những năm 70 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra sự kiện gì bất lợi và có lợi cho các nước?

Câu 23: Trước những biến đổi của tình hình thế giới trong những năm 70, những người lãnh đạo Đảng, nhà nước Liên Xô đã làm gì?

Câu 24: Dưới đây là một số biểu hiện của cuộc khủng hoảng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ nửa sau những năm 1970 đến 1991. Hây xác định đâu là công cuộc cải tổ, đâu là hậu quả của nó (Công cuộc cải tổ điền A, hậu quả điền B).

Nội dung Công cuộc cải tổ (A) Hậu quả (B)
1. Thực hiện đa nguyên, đa Đảng     
2. Đất nước Liên Xô đứng trước những khó khăn và thử thách nghiêm trọng chưa từng có  .    
3. Sự xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc     
4. Chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường nhưng chưa làm được gì     
5. Cuộc đảo chính lật đổ tồng thống Gooc-ba- chốp vào ngày 19 - 8 - 1991    
6. Thành lập cộng đổng các quốc gia độc lập (SNG)     

Câu 25: Ba nước cộng hòa đầu tiên li khai khỏi Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là:

Câu 26: Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động trong toàn Liên bang vào thời điểm nào?

Câu 27: Hãy nối sự kiện ở cột Y cho phù hợp với thời gian ở cột X sau đây:

X Y
1. 19-8- 1991
2.21 -8-1991
3.21 - 12-1991
4.25-12-1991
A. 11 nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết cũ thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập
B. Cuộc đảo chính lật đổ tồng thống Gooc-ba-chốp
C. Cuộc đảo chính bị thất bại
D. Tổng thống Gooc-ba-chốp từ chức.

Câu 28: Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu diễn ra sớm nhất ở nước nào?

Câu 29: Nguyên nhân nào dưới đây làm cho Liên Xô và các nước Đông Âu bị “trì trệ”, khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

Câu 30: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập vào thời gian nào?

Câu 31: Mục đích của việc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế là gì?

Câu 32: Ghi tên các nước gia nhập vào Hội đồng tương trợ kinh tế theo thời gian sau đây:

Năm Các nước gia nhập
1. 1949
2.1950
3.1962
4.1972
5.1978
A. …………………………………………………………….
B. …………………………………………………………….
C. …………………………………………………………….
D. …………………………………………………………….
E. …………………………………………………………….

Câu 33: Từ lúc thành lập đến khi chấm dứt hoạt động, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tồn tại được bao nhiêu năm?

Câu 34: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất làm cho Hội đồng tương trợ kinh tế chấm dứt hoạt động?

Câu 35: Tổ chức hiệp ước Vac-sa-va được thành lập vào thời gian nào?

Câu 36: Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va mang tính chất gì?

Câu 37: Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va trở thành một đối trọng với khối quân sự nào của Mĩ?

Câu 38: Hãy điền vào chỗ trong mệnh đề sau đây:
“Sau những biến động chính trị lớn ờ các nước  …(1)..  và sau khi những người đứng đầu hai nhà nước ..(2).. đã thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt cuộc  ..(3).. việc tiếp tục tồn tại của tổ chức  ..(4)… không còn thích hợp với tình hình mới nữa’’.

Câu 39: “Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô-Trung” được kí kết vào thời gian nào?

Câu 40: Hãy nối các mốc thời gian ở cột X phù hợp với sự kiện ở cột Y.

X Y
1. 1949
2. 1957
3.1991
4. 1985
5. 1955
A. Hội đồng tương trợ kinh tế giải thể.
B. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu.
C. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
E. Thành lập tổ chức hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va.

Câu 41: Hãy ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu dưới đây: 
1. Juri Ga-ga-rin là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
2. Sau chiến tranh thế giới, các nước Đông Âu xây dựng chế độ chủ nghĩa tư bản. 3. Tổ chức hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va là tổ chức đối lập với khối Bắc Đại Tây Dương (NATO).
4. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tồn tại trong 73 năm.
5. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất(1957).
6. Hội đồng tương trợ kinh té (SEV) thành Lập dê hợp tác với các nước chủ nghĩa tư bản.

Câu 42: Hiểu các nước ở Đông Âu theo nghĩa lịch sử như thế nào cho đúng?

Câu 43: Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô tiến vào các nước Đông Âu nhằm mục đích gì?

Câu 44: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là gì?

Câu 45: Sự kiện nào dưới đây gắn với các nước nước Đông Âu trong những năm 1947-1948?

Câu 46: Nhiệm vụ chính trị của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu là gì?

Câu 47: Nguyên nhân nào dưới đây không gắn với sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu?

Câu 48: Cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu đã làm gì để xóa bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân?

Câu 49: Lý do nào là chủ yếu nhất để chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế?

Câu 50: Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu xây dựng đất nước theo con đường nào?

Câu 51: Nước nào ở Đông Âu được mệnh danh là “Đất nước của triệu người khất thực” trong nhũng năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu 52: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu phải trải qua khó khăn và thách thức lâu dài nhất?

Câu 53: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho các nước Đông Âu vững tin bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

Câu 54: Mục đích nào dưới đây không nằm trong thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa?

Câu 55: Mục đích chính của sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-sa-va (14-5- 1955) là gì?

Câu 56: Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va mang tính chất gì?

Câu 57: Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV?

Câu 58: Bước sang những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Liên Xô như thế nào?

Câu 59: Vì sao Liên Xô tiến hành công cuộc cái tô đất nước trong những năm 80 của thế kỉ XX?

Câu 60: Nội dung cơ bản của công cuộc “cải tổ” của Liên Xô là gì?

Câu 61: Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX Liên Xô đã làm gì?

Câu 62: Đâu là trở ngại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lợi của XHCN ở Đông Âu?

Câu 63: Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

Câu 64: Nguyên nhân nào mang tính chất giáo điều đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?

Câu 65: Công cuộc xây dựng XHCN của các nước Đông Âu đã mắc phải một số thiếu sót và sai lầm là:

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây